Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Các câu hỏi thường gặp về bệnh chân tay miệng ( P1 )

 Hiện nay bệnh chân tay miệng chưa có vắc - xin phòng chống cho nên các bậc cha mẹ nên lưu ý dấu hiệu và cách chữa trị cũng như các biện pháp đề phòng để khi con cái mình gặp trường hợp này thì biết cách chữa trị kịp thời.

1. Thế nào là bệnh chân tay miệng?

Là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra

2. Tại sao lại gọi là bệnh tay chân miệng ? Đây có phải là bệnh mới không ?
Gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện là các mụn nước nổi ở vùng chân, tay, miệng
Tuy nhiên đa số bác sĩ và người dân đều không biết đến bệnh này, do trước đây bệnh chủ yếu là tác nhân coxsakie rất lành tính, k có triệu chứng gì nguy hiểm.

3. Bệnh tay chân miệng có liên quan đến bệnh “lở mồm long móng” ở súc vật không ? 

Đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Bệnh lở mồm long móng lây từ súc vật sang người, còn bệnh chân tay miệng lây từ trẻ này sang trẻ khác.

4. Tại sao lại mắc bệnh tay chân miệng ?
Siêu vi trùng gây bệnh có trong nước bọt, bóng nước của trẻ bệnh. Siêu vi trùng này có thể bám vào bàn tay, thức ăn thức uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng khi nuốt phải thức ăn, thức uống hay khi ngậm đồ chơi có chứa siêu vi trùng gây bệnh

5. Bệnh thường gặp ở tuổi nào? Và thường gặp ở mùa nào?

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và rất dễ lây từ các trẻ, lây nhanh qua đường tiêu hóa, nhất là các trẻ sống cùng nhà trẻ. Tuy nhiên, trẻ em lớn và người cũng có thể mắc bệnh.
Bệnh   6                                                                                 

Theo kinh nghiệm của bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy bệnh xảy ra theo 2 mùa trong nãm, từ tháng 2 đến tháng 4 và sau đó từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.


6. Biểu hiện của bệnh như thế nào ?

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu xám, hình bầu dục, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng làm trẻ đau và bỏ ăn.

Khi nổi bóng nước trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.

                                                                                                Sưu tầm và chỉnh sửa )
( Còn nữa )

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Biết và chưa biết về bệnh chân tay miệng

Theo: http://tranglypharma.com/tin-moi/biet-va-chua-biet-ve-benh-chan-tay-mieng-cua-tre

- Bệnh chân tay miệng là một bệnh cấp tính được lây từ người sang người, dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie VR A16 và Entero VR 71.
Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
- Hầu hết các ca bệnh đều tự khỏi, chỉ có tỷ lệ nhỏ các trường hợp biến chứng nặng và thường do EV71 gây ra.
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
- Giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Tiếp đến là giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng. Trong miệng trẻ xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước, đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Trẻ cũng nổi ban phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng ban chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn dưới 7 ngày, sau đó có thể để lại vết thâm.
- Đặc biệt với những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá: nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bị nhiễm bệnh, dịch tiết mũi họng...tiếp xúc đồ chơi, bàn ghế...bị nhiễm virus
- Để phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ cần thực hiện 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh vật dụng sạch sẽ.
- Khi chăm sóc trẻ tại nhà nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao kéo dài, li bì, bỏ ăn, uống hoặc tình trạng của trẻ xấu đi cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện
- Hiện nay bệnh chưa có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp nhằm mục đích giải quyết triệu chứng và những biến chứng của bệnh: hạ sốt, bù nước, bù điện giải, vệ sinh vòm miện, dùng thêm vitaminC, kẽm...
- Traly Zin là sự kết hợp của Kẽm hàm lượng cao, các vitamin nhóm B ( B1, B2, B6, PP ) và acid Folic với hàm lượng phù hợp. Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ, bên cạnh đó còn có tác dụng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, chống suy dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá, bệnh ngoài da.

Phòng ngừa và điều trị chân tay miệng


1) Biện pháp điều trị bệnh chân tay miệng

Nguyên tắc:

Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.
Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.
- Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên.
- Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
- Nghỉ ngơi.
- Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
- Đặc biệt nên sử dụng kèm thêm thực phẩm chức năng Traly Zin có các thành phần như vitamin B1, B2, B6, vitamin PP, kẽm để hỗ trợ điều trị được tốt hơn, giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.
- Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

2) Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng

- Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường, ...
- Ngoài ra nên sử dụng các thực phẩm chức năng  Traly Zin dạng siro, hoặc dạng cốm hoà vào nước cho bé dễ uống, bổ sung dinh dưỡng cho bé, hoặc Lifepem; Farzincol ( chứa kẽm ); Rutin-C ( Chứa vitamin C );
- Bênh cạnh đó các mẹ có thể dùng 100 - 200g rau dấp cá (giã nát, chế nước sôi vào để ấm tắm cho bệnh nhân (không tắm lại bằng nước lã), xong dùng củ nghệ giã nát lấy nước cốt thoa lên các vết lở loét. 
Dùng rau dấp cá hoặc gel nha đam xay sinh tố cho trẻ uống. Dùng liên tục 5 - 7 ngày. Lưu ý, không dùng lá sầu đâu (sầu đông) lá 2 lần kép vì có độc nguy hiểm.
- Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

3) Biện pháp phòng ngừa

- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
- Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng khác như Traly Zin,Thymo Kid...vv...để giúp trẻ phát triển được toàn diện hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, hô hấp, chân tay miệng ở trẻ.

Triệu chứng bệnh chân tay miệng


Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.

1) Biểu hiện của bệnh chân tay miệng

- Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.
- Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C.
- Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
- Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
- Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
- Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.
- Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

2) Các triệu chứng khi có biến chứng

- Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật, hôn mê.
- Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.
- Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của BS: công thức máu, đường máu, khí máu,
- X-quang phổi…

3) Phân độ nặng của bệnh:

- Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
- Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
- Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
- Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.

4) Phân biệt với các bệnh khác:

- Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước.
- Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng.
- Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.